Phân loại cà phê Arabica và Robusta cùng những điều thú vị
Cà phê Robusta và cà phê Arabica đều là những loại hạt cafe được lựa chọn nhiều trên thị trường hiện nay. Mỗi loại cà phê sẽ đều có những đặc điểm và hương vị riêng biệt, đem đến những ly café với các trải nghiệm khác nhau. Để phù hợp với khẩu vị của khách hàng, bạn cần biết phân loại cà phê Arabica và Robusta để có thể chọn lựa được hương vị làm nên thương hiệu của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đó.
Về cà phê Robusta
Cà phê Robusta có tên khoa học là Coffea Robusta, “Robust” có nghĩa là mạnh – đắng đậm mạnh mẽ và cũng được xem là “mạnh” hàm lượng cafein hơn các loại cà phê khác với cafein khoảng 1,5 – 4%. Cây cà phê Robusta có thân lớn, chiều cao lên đến 10m, nhiều nhánh và tán lá rộng nên tương đối dễ trồng trọt với điều kiện lý tưởng ở độ cao 1000m và phổ biến từ 850-900m.
Hiện tại, Robusta chiếm khoảng 40% trên sản lượng cà phê thế giới, phổ biến ở Tây và Trung Phi, Đông Nam Á, Trung – Nam Mỹ chủ yếu là Brazil. Tại Việt Nam, giống cà phê này còn có tên gọi là Cà phê Vối – chiếm gần 90% diện tích trồng cà phê và chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên, trong đó phải kể đến khu vực Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Về cà phê Arabica
Không giống như Robusta, cà phê Arabica chứa lượng ít caffein khoảng 0,9-1,7%, vị thanh nhẹ. Arabica có một hương vị đặc trưng là chua thanh và đắng nhẹ, là thức uống được nhiều người phương Tây yêu thích.
Chiếm tới 60% sản lượng cafe thế giới. Loại cà phê này được gọi là cà phê Chè khi trồng ở Việt Nam, vì cây cafe này rất giống cây chè. Cây có độ cao từ 800m trở lên, phù hợp với khí hậu ôn hoà với nhiệt độ từ 15-24°C, phổ biến ở Brazil và các nuớc Nam Mỹ. Ở Việt Nam, các tỉnh tạo nên năng suất cho cà phê Arabica phải kể đến là Lâm Đồng, Quảng Trị, Điện Biên, Sơn La.
Phân loại cà phê Arabica và Robusta
Để phân loại được hai giống cafe Robusta và Arabica, chúng ta có thể dễ nhận biết qua những đặc điểm sau.
Về hình dáng
Hạt cà phê Arabica dễ nhận thấy bằng cảm quan bên ngoài đó là hạt to, dài hơn, rãnh ở giữa hạt có hình lượn sóng, màu nhạt hơn sau khi rang.
Hạt cà phê Robusta thì hơi nhỏ và hơi tròn, rãnh ở giữa thường là đường thẳng, màu có phần đậm hơn sau khi rang.
Về hương vị
Như đã đề cập ở phần trên, hạt cà phê Arabica thường có vị chua thanh và hậu đắng, được lựa chọn sử dụng nhiều ở các nước phương Tây, đặc biệt cực kỳ phù hợp để làm nguyên liệu cho các thức uống như Espresso, Capuchino,… vì có vị đắng dịu và hương thơm nhẹ nhàng.
Đối với Robusta, khi chưa rang chín hạt cafe phảng phất mùi hương của đậu phộng tươi, và sau khi rang xay sẽ sở hữu hương vị nồng nàn – từ trung tính cho đến đắng đầm, phù hợp với những tín đồ yêu thích vị mạnh của cà phê.
Về vị trí địa lý
Giống cà phê Arabica thường được trồng ở độ cao trên 600m, ở những nơi có khí hậu mát mẻ, chủ yếu là Brazil. Loại cà phê này chiếm 2/3 sản lượng cà phê trên thế giới. Sau khi được thu hoạch, hạt cà phê Arabica được lên men, ngâm nước cho nở, sau đó rửa sạch và mang đi sấy khô.
Cà phê Robusta thì có hạt nhỏ hơn Arabica, thích hợp những nơi có khí hậu nhiệt đới nên được trồng rất nhiều ở Việt Nam, chiếm 1/3 sản lượng cà phê trên thế giới. Tuy nhiên sau khi thu hoạch, cà phê Robusta không lên men như Arabica mà sấy trực tiếp nên vị đắng chiếm chủ yếu. Trong quá trình sản xuất, để cho ra chất lượng sản xuất thì nhiệt độ rằng phải lên tới 230-240°C để có thể tạo được màu và hương thơm, yêu cầu về nhiệt độ đối với Robusta và phần chặt chẽ hơn Arabica
Sau phân loại cà phê Arabica và Robusta, nên chọn loại nào?
Qua những phân tích trên, thật khó để có thể nói rằng đâu là loại cà phê ngon hơn bởi điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào khẩu vị mỗi người. Về thành phần, cà phê Robusta chứa nhiều caffein hơn, lượng kích thích mạnh hơn, còn Arabica chứa nhiều hương thơm hơn và ít caffein.
Phân loại cà phê Arabica và Robusta để mọi người dễ nhớ hương vị cafe phù hợp và mình ưa thích. Chẳng hạn như đối với những ai ưa thích sự nhẹ nhàng và hương thơm tự nhiên sẽ thích dòng cà phê Arabica. Còn đối với những người ưa thích vị mạnh, đậm đà của cà phê thì Robusta sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Vì thế, độ ngon của hai loại cà phê này khó có thể so sánh.
Tuy nhiên, đôi khi sẽ có một vài thực khách với khẩu vị khó tính, họ có thể sẽ không thích vị chua nhẹ của Arabica hay vị đắng đậm của Robusta, thì hãy thử chiều lòng họ bằng một vài công thức phối trộn sau nhé:
- Tỷ lệ Arabica : Robusta = 70:30, hương cà phê đắng dịu, vị chua thanh
- Tỷ lệ Arabica : Robusta = 30:70, hương cà phê đắng vừa, chua nhẹ
Để chọn lựa được loại cà phê có thể làm nên hương vị riêng của thương hiệu mình, bạn cần khảo sát khẩu vị người dùng để có thể chọn lựa được giống cà phê đáp ứng được khẩu vị của khách hàng. Hai loại cà phê Robusta và Arabica tuy có những đặc điểm khác nhau nhưng đều mang đến hương vị thơm ngon của một dòng cà phê chính hiệu. Mong rằng thông qua bài viết trên đã giúp bạn phân loại cà phê Arabica và Robusta, từ đó đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và từng bước xây dựng được nên thương hiệu của riêng mình nhé.
Nếu cần tìm hiểu sâu hơn về cà phê từ trang trại Laha Coffee, hãy tìm hiểu thêm tại đây.